• Trang chủ
  • Đau nhức xương khớp tê bì chân tay và cách phòng ngừa

13/11/2020

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay và cách phòng ngừa

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là bệnh lý bất phổ biến có thể gặp ở bất cứ ai. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì người bệnh cần hết sức chú ý, nên đi khám bác sĩ để xác định đúng nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm khó lường về sau.

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Đau nhức xương khớp và tê bì chân tay khiến người bệnh cực kỳ mệt mỏi, uể oải, khó chịu gây hạn chế khả năng vận động và làm ảnh hưởng không nhỏ tới đến sức khỏe, công việc, chất lượng cuộc sống.

đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng trên:

Yếu tố bệnh lý

Thoái hóa xương khớp

Bệnh viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp…hay ở bất kỳ vùng xương khớp nào trên cơ thể đều là “nạn nhân” của quá trình lão hóa. Khi qua độ tuổi 35, các sụn khớp bắt đầu bị lão hoá, đĩa đệm cột sống mất dần tính thẩm thấu, các dây thần kinh bị chèn ép gây đau nhức tê bì xương khớp ở chân tay hay khắp cơ thể.

Đa xơ cứng

Đa xơ cứng là bệnh hệ thống tự miễn của cơ thể bị rối loạn, tấn công nhầm hệ thần kinh trung ương gây tổn thương màng bọc Myelin dẫn đến tê tay chân, đau nhức, co thắt cơ bắp khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu.

Tiểu đường

Bệnh tiểu đường khiến tình trạng cholesterol của bệnh nhân tăng cao gây ra triệu chứng xơ vữa khiến tắc nghẽn lượng máu lưu thông đến tay và chân. Khi để tình trạng này lâu ngày sẽ làm cho các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì ở các khớp tay hoặc chân.

Thiếu vitamin D

Mức canxi trong máu thấp hoặc hạ canxi xảy ra khi người bệnh không có đủ lượng vitamin D trong cơ thể. Các cơ quan quan trọng của cơ thể như cơ bắp, thận dựa vào canxi để hoạt động tốt. Và hệ xương khớp của bạn cũng cần canxi để giữ sức khỏe. Khi cơ thể không đủ vitamin D để giúp bạn hấp thụ canxi, thì bạn sẽ cảm thấy đau nhức tê bì ở những cơ quan này và trong xương của bạn.

Thiếu vitamin D gây đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Yếu tố sinh lý

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý kể trên, đau nhức xương khớp tê bì chân tay còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Thay đổi thời tiết

Thời tiết thất thường, khiến cơ thể mệt mỏi kèm theo những thay đổi trong cơ thể như độ nhớt của dịch khớp, độ nhớt của máu, sự kết tủa của các muối, nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể… Những thay đổi này khiến các đợt đau nhức, tê bì xương khớp của người bệnh càng tăng thêm.

Tuổi tác

Tuổi càng cao quá trình tổng hợp của sụn càng bị suy giảm. Ở độ tuổi này, các tế bào sụn không có khả năng tự tái tạo và sinh sản. Lúc này các khớp sụn bị mòn dần đi, mỏng dần, bong tróc. Trọng lượng cơ thể sẽ gây áp lực lên phần xương bị lão hoá gây đau khớp, khó khăn khi thay đổi tư thế, đi lại. Những cơn đau nhức tê bì này có thể xảy ra ở nhiều vị trí như khớp cổ chân, bàn chân, khớp cổ tay, bàn tay…

Thừa cân, béo phì

Với những người bị thừa cân và béo phì thường gặp tình trạng thoái hóa sụn khớp, đặc biệt vùng xương dưới sụn sẽ nhanh hơn nhiều so với những người bình thường khác.

Béo phì gây đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Vì trọng lượng cơ thể cao nên sẽ tăng áp lực lên các khớp xương, nhất là những khớp ở chân, tác động này khiến cho phần sụn khớp nhanh bị bào mòn, tổn thương. Khi đấy người bệnh sẽ có hiện tượng đau nhức tê bì chân tay sẽ thường xuyên xảy ra hơn.

Hoạt động sai tư thế

Khi hệ thống xương khớp bị ảnh hưởng bởi những tư thế xấu như ngồi hoặc quỳ quá lâu, ngồi bắt chéo chân trong một thời gian lâu, đi tất, đi giày quá chật,…làm giảm sự lưu thông máu đến chân, tay lâu dần sẽ gây ra hiện tượng đau nhức, tê bì ở các khớp, trong đó có khớp tay và chân.

Cách phòng ngừa đau nhức xương khớp tê bì chân tay?

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc giúp giảm đau xương khớp, chống viêm được sử dụng nhiều như: Arcoxia, Paracetamol, Korulac, Artrodar, Diclofenac, Solution, Voltaren, Fenalgic, Mobic, Ibuprofen, Profenid…

Tập thể dục thường xuyên

Người bệnh nên thường xuyên tập thể dục như yoga, đi bộ, các bài tập giãn cơ ở mức độ phù hợp, vừa phải để tránh bệnh xương khớp tăng nặng thêm.

Luyện tập thể dục thường xuyền phòng ngừa đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Chế độ ăn hợp lý

Ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống, kiểm soát cân nặng và kiểm soát mỡ máu. Cung cấp thêm những thực phẩm giàu vitamin B nhằm tăng sức đề kháng, phòng ngừa viêm nhiễm như cam, dâu tây, kiwi, bông cải xanh, dứa, súp lơ, cải bắp và đậu.

  • Bổ sung thêm các loại cá như  cá thu, cá hồi… vì chúng chứa nhiều acid béo omega 3 có tác dụng chống viêm, duy trì sự dẻo dai, linh hoạt của các khớp.
  • Bổ sung các thực phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi, phomat nhằm cung cấp lượng lớn vitamin D, canxi giúp hệ xương khớp chắc khỏe và ngăn ngừa về bệnh xương khớp.
  • Bổ sung thêm vào thực đơn ăn các loại nấm giàu vitamin A, C, K, E có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thoái hóa xương khớp và giúp cơ xương dẻo dai.
  • Hạn chế ăn sử dụng rượu, bia và các chất kích thích.
  • *** Hy vọng rằng thông tin về đau nhức xương khớp tê bì chân tay mà chúng tôi cung cấp đã đem đến cho bạn đọc những chia sẻ hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

bài viết liên quan